Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Trâu, Bò
[CHĂN NUÔI] SUPER MILK – Sữa thay thế cao cấp dành cho bê con

“Bê con hôm nay là bò sữa của ngày mai”, do đó, việc chăm sóc bê con trong giai đoạn này rất quan trọng. Nếu theo cách nuôi bê truyền thống ở nước ta, tổng lượng sữa tươi cho một bê uống từ khi sinh ra đến khi cai sữa khoảng 440 kg, điều này làm cho chi phí sữa nuôi một bê khá cao. Vì vậy, để giảm chi phí nuôi bê mà vẫn đảm bảo sự phát triển của bê, đồng thời bò mẹ có nhiều sữa để bán thì người chăn nuôi cần phải dùng sữa thay thế dành cho bê con. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa thay thế. Như vậy, làm sao để có thể chọn được 1 sản phẩm sữa thay thế phù hợp nhất với sự phát triển của bê? Cách sử dụng sữa thay thế như thế nào cho để đem lại hiệu quả tốt nhất?

1. Hệ tiêu hóa của bê

a. Dạ dày của bê và bò

Bò là loài nhai lại dạ dày có 4 ngăn nhưng bê con mới sinh thì chưa phải là gia súc nhai lại. Khi bê mới sinh bốn ngăn của dạ dày chưa phát triển hoàn thiện như bò trưởng thành. Dạ múi khế của bê lớn hơn dạ cỏ và phát triển gần như hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Ngược lại, dạ cỏ của bò phát triển (chiếm 80% thể tích dạ dày), lớn hơn dạ múi khế (7% thể tích dạ dày). Dạ cỏ phát triển cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn thô xanh và các loại thức ăn khác. Vì vậy, bê không thể tiêu hóa thức ăn thô xanh trong tuần đầu sau khi sinh, có nghĩa là bê phụ thuộc hoàn toàn vào sữa để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, để phát triển và giữ thân nhiệt ổn định.

 

Rãnh thực quản là phần kéo dài của thực quản, gồm có đáy và hai mép khi khép lại sẽ tạo ra một cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Đối với gia súc non uống sữa, dạ cỏ kém phát triển, nên sữa sau khi xuống thực quản sẽ được dẫn trực tiếp xuống dạ múi khể qua rãnh thực quản này. Ở bò trưởng thành, dạ cỏ phát triển, còn rãnh thực quản thì không hoạt động trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, nên cả thức ăn và nước được đổ vào tiền đình dạ cỏ.

b. Sự tiêu hóa sữa của bê

Sữa được tiêu hóa tại dạ múi khế của bê. Vì vậy, khi bê bú mẹ hoặc uống sữa từ các thiết bị phải đảm bảo sữa đi thẳng vào dạ múi khế mà không đi qua dạ cỏ thông qua phản xạ đóng mở của rãnh thực quản, tại đây các thành phần chính của sữa sẽ được tiêu hóa như:

 

+ Protein (đạm sữa): Khoảng 10 phút sau khi bê uống sữa, protein sữa dưới sự tác động của 2 enzyme Pepsin và Chymosin hình thành cục sữa đông với thành phần chủ yếu là casein, lipid, khoáng... Cục sữa đông này được giữ lại ở dạ múi khế và tiếp tục được tiêu hóa bởi 2 enzyme trên trong khoảng 12 – 18 giờ. Nên khi ta cho bê ăn 2 lần/ ngày vẫn đảm bảo năng lượng cho bê trong khoảng thời gian dài giữa hai bữa ăn.

+ Lipid (béo sữa). Bò trưởng thành không có khả năng tiêu hóa thức ăn có nhiều chất béo. Tuy nhiên, đối với bê con, chất béo sữa là nguồn cung năng lượng rất quan trọng, bê có thể tiêu hóa và sử dụng được hàm lượng cao chất béo sữa nhờ vào enzyme Pregastric esterase. Khi bê uống sữa, tuyến nước bọt tiết ra enzyme Pregastric esterase thủy phân lipid đơn giản (lipid sữa) tại dạ múi khế, sau đó, lipid tiếp tục được tiêu hóa và hấp thu tại ruột nhờ enzyme Lipase.

+ Thành phần không kết tủa (lactose, lipid tan, protein tan, khoáng tan..) được chuyển xuống ruột non, khi đó đường lactose được tiêu hóa nhanh bởi enzyme lactase cung cấp năng lượng nhanh chóng cho bê sử dụng sau khoảng thời gian dài giữa hai bữa ăn.

+ Chất xơ, tinh bột rất quan trọng đối với bò trưởng thành, nhưng với bê do dạ cỏ chưa phát triển nên bê tiêu hóa rất hạn chế.

2. Sữa thay thế tốt

Lý do chủ yếu dùng sữa thay thế là do thu nhập từ việc bán sữa lớn hơn chi phí mua sữa thay thế. Tuy nhiên, không phải loại sữa thay thế nào cũng đảm bảo sự phát triển của bê con tương đương bê uống sữa mẹ để đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Một sữa thay thế tốt cần phải có đầy đủ các yếu tố sau:

+ Phù hợp với hệ tiêu hóa của bê con: bê uống sữa sẽ không bị tiêu chảy, không ảnh hưởng tới sự phát triển của đường ruột và bê có thể tiêu hóa và hấp thu những chất dinh dưỡng có trong sữa.

+ Thành phần dinh dưỡng cân bằng đảm bảo tốc độ phát triển của bê tương đương với bê uống sữa mẹ

+ Giá cả hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi

+ Dễ vận chuyển, bảo quản và sử dụng để đem lại sự tiện lợi nhất cho người sử dụng.

Để có được một sản phẩm sữa thay thế tốt, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nguyên liệu thay thế, gồm những nguồn nguyên liệu từ thực vật (bắp, lúa mạch, đậu nành...), từ động vật (bột cá, bột thịt, bột sữa...), nguồn béo từ sữa tách ra hay mỡ động vật khi giết mổ. Qua quá trình thử nghiệm thì chỉ có 2 nguồn nguyên liệu là được chấp nhận: đậu nành và bột sữa. Trong đó, bột sữa là nguồn nguyên liệu thay thế tốt nhất, tuy nhiên do giá nguyên liệu bột sữa khá cao nên không được sử dụng nhiều. Hiện nay, theo khảo sát của công ty chúng tôi, trên thị trường có hơn 60% những sản phẩm sữa thay thế sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế từ đậu nành do đậu nành có nhiều ưu điểm: hàm lượng đạm cao (40%), hàm lượng béo cao (12-25%) và giá nguyên liệu thấp hơn bột sữa. Bên cạnh đó đậu nành cũng có những khuyết điểm: do không phải là nguồn nguyên liệu từ sữa, nên sự tiêu hóa của bê rất hạn chế, bê nhỏ hơn 3 tuần tuổi sẽ không thể tiêu hóa được tốt đạm và béo đậu nành, vì vậy tốt nhất không sử dụng cho bê giai đoạn này; đậu nành có chất kháng dinh dưỡng, gây dị ứng, không cân bằng acid amin; không hình thành cục sữa đông trong dạ múi khế, bê tiêu hóa nhanh và kém hơn bột sữa, do đó cần cung cấp nhiều bữa ăn trong ngày hơn để bê phát triển tốt nhất. Khi dùng nguyên liệu đậu nành nếu không xử lý tốt bê dễ bị tiêu chảy.

3. SUPER MILK – sữa thay thế cao cấp dành cho bê con

Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, với mục đích mang đến cho bê sản phẩm sữa thay thế tốt nhất, công ty Nhân Lộc xin giới thiệu sản phẩm SUPER MILK – sữa thay thế cao cấp dành cho bê con. SUPER MILK có nguồn nguyên liệu từ sữa bột chất lượng cao của Châu Âu, phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của bê con, thành phần cân đối, đáp ứng nhu cầu của bê: Hàm lượng protein dễ tiêu hóa, chất béo dạng sữa tăng khả năng tiêu hóa, đường sữa lactose cung cấp năng lượng, mùi vị giống sữa mẹ kích thích bê ăn ngon. Đảm bảo sự phát triển của bê tương đương với bê uống sữa mẹ.

Để đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất thì cần phải sử dụng đúng theo hướng dẫn sau:

1. Dùng nước ấm (40-45OC) pha super milk với tỷ lệ 1kg sữa : 4 lít nước

2. Thêm 4 lít nước nguội vào thành hỗn hợp sữa hoàn chỉnh

3. Cho bê uống với lượng sữa phù hợp

Lưu ý:

Dụng cụ và nước pha sữa phải luôn sạch. Sau khi cho bê uống xong, dụng cụ pha và cho bê uống phải được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô, nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì tốt hơn.

Cho bê uống hết 1 lần ngay sau khi pha, không nên để lâu, hay pha 1 lần rồi cho bê uống cả ngày vì sữa để lâu sẽ bị nhiễm vi sinh vật và lên men gây ôi thiu, mùi vị kém và bê có thể bị tiêu chảy khi uống.

Kĩ thuật cho uống

Sữa chỉ được tiêu hóa ở dạ múi khế, nếu sữa đi vào dạ cỏ, tại đây sữa sẽ lên men và bê có thể bị tiêu chảy, làm giảm khả năng sinh trưởng của bê, thậm chí có thể chết. Do đó, cho bê uống đúng cách để rãnh thực quản khép lại, đảm bảo sữa được tiêu hóa tốt. Việc đóng và mở rãnh thực quản là một phản xạ có điều kiện.

Nếu thức ăn được đưa vào rãnh thực quản nó sẽ đi vào dạ múi khế, nếu gia súc đang mong được uống sữa từ bình hoặc xô mà gia súc đã được làm quen từ trước, thì rãnh thực quản sẽ đóng lại dù gia súc chưa uống sữa.

 

Tuy nhiên nếu gia súc không được chuẩn bị làm quen với thức ăn từ trước vì chúng chưa bao giờ nhìn thấy người sẽ cho chúng ăn hoặc bình bú thì thức ăn lỏng sẽ đi vào dạ cỏ

 

Bên cạnh đó, một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo bê có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển tốt cũng rất quan trọng.

Tuổi

Sữa tươi/super milk

Bổ sung

1 – 5 ngày

Sữa đầu

 

6 – 9 ngày

2 x (0.5lít super milk+ 2.5lít sữa mẹ)

Nước

10 – 13 ngày

2 x (1lít super milk+2 lít sữa mẹ)

Nước+thức ăn hỗn hợp (TAHH)

14 – 17 ngày

2 x (1.5lít super milk+1.5lít sữa mẹ)

Nước + TAHH

18 – 21 ngày

2 x (2lít super milk +1 lít sữa mẹ)

Nước + TAHH + thức ăn thô

Tuần 4 – 7

2 x 3 lít super milk

Nước + TAHH + thức ăn thô

Tuần 8 – 10

2 x 2.5 lít super milk

Nước + TAHH + thức ăn thô

Tuần 11

2 x 2 lít super milk

Nước + TAHH + thức ăn thô

Tuần 12

2 x 1 lít super milk

Nước + TAHH + thức ăn thô

 

Tối quan trọng

+ Bê cần uống sữa đầu ngay khi được sinh ra vì trong sữa đầu có kháng thể tự nhiên, chất kích thích tăng trưởng tự nhiên từ mẹ và hàm lượng dinh dưỡng cao.

+ Trong 1 ngày đầu cho bê uống càng nhiều càng tốt vì bê chỉ có thể hấp thu kháng thể mẹ truyền trong 24 giờ sau khi sinh.

+ Từ ngày thứ 6 bắt đầu cho bê ăn sữa thay thế và cần có sẵn nước cho bê uống. Sữa không thể đáp ứng đủ nhu cầu nước cần thiết cho bê, bên cạnh đó nước cũng cần thiết cho sự phát triển của hệ vi sinh vật dạ cỏ nên cần bổ sung đầy đủ nước cho bê uống tự do.

+ Sữa thay thế phải được pha và cho uống đúng kỹ thuật để bê không bị tiêu chảy và đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.

+ Cần có thời gian chuyển đổi để bê thích nghi với sữa thay thế, bê có thể tiêu hóa tốt sữa thay thế, không bị tiêu chảy.

+ Từ ngày thứ 10 tập cho bê ăn thức ăn hỗn hợp để kích thích dạ cỏ phát triển tốt, có thể cai sữa sớm cho bê.

+ Nên cho bê ăn thức ăn hỗn hợp ở 1 máng riêng. Thức ăn hỗn hợp (thức ăn cứng) đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của dạ cỏ và cung cấp thêm một phần chất dinh dưỡng cho bê. Nếu như pha cám vào sữa cho bê uống, thì cám sẽ đi vào dạ múi khế, nên không có tác dụng kích thích dạ cỏ phát triển.

4. Kết luận

Super milk – sữa thay thế cao cấp dành cho bê con.

Bê không tiêu chảy, tăng trưởng tốt khi sử dụng Super milk.

Có thể thay thế sữa bò mẹ sau 5-6 ngày

Cần sử dụng sữa thay thế đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất

Giảm chi phí nuôi bê hơn 40% khi dùng Super milk

Bán được nhiều sữa tươi hơn đem lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi.

Kết hợp với chế độ tập ăn sớm bê có thể cai sữa lúc 2.5 – 3 tháng tuổi

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH Nhân Lộc