Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[THÚ Y] Nguyên nhân giảm tiết sữa trên heo nái

Ở các nước nhiệt đới, khoảng 40% nái sau khi đẻ gặp vấn đề về tiết sữa nghĩa là nái bị mất sữa hoàn toàn hay lượng sữa tiết ra bị giảm sút. Điều này làm cho năng lực nái không được phát huy hoàn toàn, heo con không có đủ sữa để bú nên bị yếu, tỷ lệ chết tăng đồng thời trọng lượng heo cai sữa giảm. Do đó, làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi.

Triệu chứng

Quan sát thể trạng nái, hình dáng, màu sắc, kích thước và kiểm tra tính chất của bầu vú xem có gì bất thường hay không. Cần xác định có nhiều vị trí bất thường hay không? Các vị trí này có cứng và làm đau nái hay không? Vú của nái có bị sưng và nái có giảm lượng cám ăn vào hay không? Vú bị phù thủng không?

Quan sát sự tăng trưởng của heo con: heo con có lớn hay không? Da lông có bóng mượt không?

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Cá thể heo nái: Giống heo, nái già, vú không phát triển..đều ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Những nái giống heo hướng nạc thường có lượng sữa tiết ra không cao, do đó cần chọn đực giống tốt cho lai chéo để khắc phục tình trạng này. Nái già hay nái có tuyến vú không phát triển, lượng sữa tiết ra cũng bị giảm sút. Vì vậy, khi chọn nái làm giống nên chọn những nái có bố mẹ cho sữa tốt, có từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, không có vú lép, hàng vú đều. Nên tiến hành loại thải những nái già, có năng suất kém.

Dinh dưỡng không cân đối: Khẩu phần dinh dưỡng không cân đối cả về chất và lượng đều có ảnh hưởng. Heo có thể trạng  quá ốm hay quá mập đều làm giảm việc tiết sữa. Giai đoạn này có đặc điểm là dinh dưỡng heo nái không thể đủ nuôi con và tính ngon miệng của heo nái giảm nhiều so với thời kỳ mang thai. Do vậy cần cho heo nái ăn tự do và chất lượng thức ăn tốt nhằm có lượng sữa sản xuất cao và đảm bảo giảm trọng theo tiêu chuẩn. Ví dụ: nếu khẩu phần thiếu chất xơ, heo bị táo bón làm cho lượng thức ăn ăn vào giảm làm cho lượng sữa tiết ra cũng giảm. Cần cung cấp cho heo nái thức ăn đầy đủ dinh dưỡng với lượng chất xơ trong khẩu phần 8 – 9%. Bên cạnh đó thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc cũng làm giảm tiết sữa.

Vitamin và khoáng chất: Khi thiếu vitamin trong khẩu phần thức ăn heo nái sẽ làm cho hội chứng MMA cao, đặc biệt là thiếu vitamin A và E. Nghiên cứu cho thấy mức 25.000 UI vitamin A/1 kg thức ăn suốt giai đoạn từ heo nái đến nuôi con là tốt nhất. Vitamin E có ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh sản, liều vitamin E là 80 UI/1 kg thưc ăn trên nền vitamin A (25.000 UI) là tốt nhất. Nếu giai đoạn mang thai không cung cấp đủ canxi, nái có thể bị sốt sữa (Sau khi đẻ 4 - 5 ngày, đột nhiên heo nái bỏ ăn, đi lại không vững, té ngã hoặc nằm mắt lim dim. Heo bị tê liệt ở một vài vùng thân, bắp thịt giật, hai chân sau cứng. Heo mê man, lưỡi thè ra ngoài, mũi khô, da tái, bốn chân lạnh, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường. Vú căng nhưng vắt không ra sữa.)

Stress: Khi đẻ nếu nái bị stress (đẻ con trong thời gian dài, tiếng ồn), chúng sẽ tiết ra một số hoocmon làm trì hoãn việc sinh sản, hoặc heo sẽ bị kích động quá mức. Prostagladin sẽ làm chậm sự hình thành sữa, estrogen làm giảm lượng cám ăn vào, oxytocin và prolactin sẽ làm hỗ trợ quá trình sản xuất sữa của nái. Khi sinh và sau khi sinh nếu heo bị stress chúng sẽ tiết ra adrenalin khiến sự cân bằng của bốn loại hoocmon trên bị phá vỡ làm ảnh hưởng tới sự tiết sữa. Heo con của những nái có nồng độ Progesterone tăng trong vòng 48 tiếng sau khi đẻ sẽ không lớn cho đến 3 ngày tuổi và tỷ lệ hao hụt cao hơn so với thông thường.

Stress nhiệt: Nhiệt độ môi trường cao làm cho heo nái bị stress, giảm thèm ăn. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp là 160C. Nếu tăng 10C thì thức ăn ăn vào giảm 140 – 120 g/ngày. Vì vậy cần giữ chuồng nái mát mẻ bằng cách sử dụng các vật liệu cách nhiệt, giảm nhiệt độ chuồng nuôi heo nái nuôi con bằng quạt gió, trồng cây xanh...

Thiếu nước uống: Nước giúp heo sản xuất sữa, điều chỉnh thân nhiệt, bài tiết chất độc. Đặc biệt sau khi đẻ, heo hô hấp rất nhiều dẫn đến mất nước, vì thế cần cung cấp đầy đủ nước cho heo. Nếu thiếu nước, heo giảm lượng cám ăn vào, gây táo bón trên heo và góp phần làm tăng hội chứng MMA, dẫn đến tình trạng thiếu sữa cho heo con. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ nước uống cho heo và đảm bảo nhiệt độ nước uống thích hợp.

Nguyên nhân do nhiễm trùng

Mọi sự nhiễm trùng trong hay sau quá trình sinh đều có thể gây giảm tiết sữa trên heo nái. Một số loại vi khuẩn thường hiện diện trong dịch viêm: Staphylococcus, E.Coli, Klebsiella,... Viêm tử cung, viêm vú, hội chứng MMA là những bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh gây giảm tiết sữa, thậm chí là mất sữa sau khi sinh. Bên cạnh đó một số bệnh như: PRRS, PED cũng làm giảm tiết sữa trên heo nái. Cần dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ cho heo và chuồng trước, trong và sau quá trình sinh để giảm khả năng nhiễm trùng. Đối với các bệnh truyền nhiễm cần tiêm phòng vaccine bắt buộc.

Kết luận:

Người chăn nuôi cần chú ý tới những biểu hiện của heo nái và heo con để phát hiện hiện tượng heo nái kém tiết sữa, xác định chính xác nguyên nhân, để có hướng xử lý kịp thời, đem lại hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH Nhân Lộc