Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Gia cầm
[CHĂN NUÔI] Các yếu tố ảnh hưởng đến FCR trên gà thịt

Trong chăn nuôi để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR thấp) đòi hỏi phải có kế hoạch và quá trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt từ khi úm gà cho đến giai đoạn xuất bán để cho lượng ăn vào của gà tốt nhất và lượng cám thất thoát thấp nhất mà vẫn tăng trọng cao đạt hiệu quả kinh tế. Các yếu tố ảnh hưởng đến FCR : 

FCR (Feed conversion ratio) =  tổng lượng cám sử dụng (kg)/ tổng lượng thịt thu được (kg)

1. Giai đoạn ấp trứng

Nhiệt độ để ấp khoảng 37,5-38 o C. Nếu nhiệt độ ấp cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ruột làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng của gà sau này (FCR cao).

FCR cao còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ thông thoáng trong quá  trình vận chuyển gà từ nhà máy ấp đến chuồng nuôi úm gà con. Gà con được vận chuyển trong hộp giấy cứng có kích thước mỗi hộp là 40×60×18cm, trong mỗi hộp chia làm 4 ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa 25 gà.

2. Chăm sóc và nuôi dưỡng

a. Úm gà 

Việc úm gà đóng vai trò rất quan trọng vì đây là giai đoạn hệ thống ruột phát triển rất nhanh chóng, vi nhung mao ruột phát triển tốt sẽ giúp gà chuyển hoá thức ăn tốt hơn, gà lớn nhanh khoẻ mạnh.

Đèn úm gà có thể dùng đèn sợi đốt bóng 75W/ 100 gà.

Thời gian chiếu đèn úm khoảng 24/24 giờ trong 3 tuần tuổi đầu tiên.

Thời gian chiếu sáng từ 4-6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ, 7 -17 tuần tuổi thời gian chiếu sáng là 8 giờ/ ngày, vào giai đoạn này chỉ cần ánh sáng tự nhiên là đủ, ánh sáng cần phân bố đều toàn chuồng.

Úm lồng

+ 1 - 7 ngày tuổi: 80 - 100 gà/m2   

+ 8 - 14 ngày tuổi: 40 - 60 gà/m2

+ 15 - 21 ngày tuổi: 30 - 40 gà/m2

+ 22 - 28 ngày tuổi: 20 - 25 gà/m2

Úm nền từ 1 - 2 tuần tuổi: 50 - 60 gà/m2. Quây úm bằng cót và phải nới rộng diện tích nuôi theo thời gian sinh trưởng của gà.

b. Mật độ nuôi

Ảnh hưởng của mật độ nuôi và khả năng sử dụng thức ăn là do việc tiếp xúc với thức ăn bị hạn chế, tăng stress nhiệt, lượng amoniac cũng như tỉ lệ bệnh tăng.

Mật độ nuôi cao(30 – 40kg/m2) tốn nhiều thức ăn hơn so với mật độ nuôi vừa phải (24kg/m2).

c. Máng ăn 

Không đủ máng ăn sẽ làm khả năng tăng trọng của gà giảm, gà không đồng đều và FCR cao.

Độ cao của máng ăn phải được điều chỉnh hàng ngày tuỳ thuộc vào kích cỡ của gà sẽ giúp gà có thể tiếp cận được thức ăn dễ dàng và tránh rơi vãi, việc thức ăn rơi vãi nhiều sẽ làm FCR cao. Do đó thức ăn không nên đổ đầy trong máng, thường là khoảng 2/3 của máng.

Đối với gà con giai đoạn úm cho ăn bằng khay, phải thay thức ăn trong khay khoảng 8 lần/ ngày đêm.

Đối với gà thịt chế độ ăn tự do ngày lẫn đêm theo nhu cầu.

Đối với gà dưới 3 tuần tuổi: máng ăn phải đảm bảo 50 con/ máng ăn có kích thước 50 x 50 x 3cm.

Đối với gà trên 3 tuần tuổi: máng phải đảm bảo 30 con/ máng có kích thước 50 x 50 x 3cm.

d. Máng uống

Các máng nước cũng phải đảm bảo đầy đủ và được điều chỉnh thích hợp để gà có thể uống được.

Nước uống cho gà phải sạch và không nhiễm khuẩn, nước phải được kiểm tra định kỳ.

Nếu gà ít uống nước thì lượng ăn sẽ giảm, tốc độ tăng trưởng giảm, dẫn đến FCR sẽ cao.

Đối với gà dưới 3 tuần tuổi:  máng uống loại 1 lít đảm bảo 50 con/ máng.

Đối với gà trên 3 tuần tuổi: máng uống loại 1 lít đảm bảo 30 con/ máng.

Một ngày phải thay và bổ sung nước uống cho gà 2-3 lần.

Bảng 1: So sánh khả năng uống nước của gà

 

Lượng nước uống

 ( ml/ con/ ngày)

Lượng thức ăn

( g/ con/ ngày)

Máng truyền thống

115

213

2,5 con/ 1 núm uống

182

108

5 con/ 1 núm uống

169

109

10 con/ 1 núm uống

165

109

 

e. Nhiệt độ

Nếu nhiệt độ quá thấp gà sẽ ăn nhiều hơn hoặc nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm ăn, kết quả là FCR cao.

Chuồng trại nóng gà giảm ăn, tăng trọng giảm, FCR cao.   

Bảng 2: Ảnh hưởng của stress nhiệt trên ME trên quầy thịt gà.

 

22oC

32oC

ME dạng mỡ (%)

66

79

Khối lượng mỡ (g/kg trọng lượng cơ thể)

172

207

ME dạng protein (%)

34

21

Khối lượng protein (g/kg trọng lượng cơ thể)

164

151

 

f. Ánh sáng

Lượng thức ăn tiêu thụ cũng ảnh hưởng bởi hệ thống chiếu sáng, khi chiếu sáng luân phiên thì lượng thức ăn tiêu thụ giảm nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn và trọng lượng cơ thể cao hơn so với chiếu sáng liên tục.

   Bảng 3: So sánh năng suất của gà thịt dưới 2 loại hệ thống chiếu sáng.

 

Chiếu sáng liên tục

Chiếu sáng luân phiên

Tiêu thụ thức ăn (g)

3.720

3.679

Trọng lượng lúc 7 tuần (g)

1.898

1.946

Thức ăn/Tăng trọng

1,96

1,90

 

3. Thức ăn

Những thức ăn có dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ tối ưu hoá tốc độ phát triển của gà và lượng thức ăn sử dụng thấp, kết quả là FCR thấp.

Thức ăn có hàm lượng mycotoxin cao ( aflatoxin. DON, T2…) hoặc có chứa nhiều chất gây kích ứng đường ruột (bột lông vũ) sẽ làm tổn hại đến vi nhung mao ruột, điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của gà , sẽ làm FCR cao.

Kích cỡ của viên cám cũng ảnh hưởng đến FCR, nếu thức ăn quá bột gà sẽ giảm ăn hoặc kích cỡ viên cám không phù hợp sẽ làm gà ăn ít và rơi thức ăn ra ngoài, nên FCR sẽ cao hơn bình thường.

Bảng 4: Năng suất của thịt gà khi cho ăn thức ăn ép viên và thức ăn bột lúc 8 tuần tuổi.

Nghiệm thức

Trọng lượng đạt được (g)

Tỉ lệ thức ăn thu được

Ép viên

Dạng bột

Ép viên

Dạng bột

1

1.870

1.760

2,30

2,35

2

1.960

1.830

2,27

2,36

3

1.820

1.730

1,86

1,92

 
Sự bổ sung chất phụ gia tạo mùi vị thêm vào thức ăn trong một vài trường hợp giúp ngăn ngừa tình trạng đói của gà con và giúp gà lấy thức ăn cho đến khi tăng lượng tiêu thụ trong giai đoạn đầu. Thức ăn có thêm mùi vị giúp gà dễ tiêu hóa hơn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn (FCR thấp).

Một vài nguyên liệu thức ăn (như đậu nành) chứa các chất làm ức chế sự hoạt động của enzyme trypsin của tuyến tụy và ngăn cản tiêu hóa protein làm lượng thức ăn tiêu thụ thấp và giảm hiệu quả thức ăn (FCR cao).

Hiện nay chăn nuôi gà thả vườn sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp được chia như sau:

– Giai đoạn úm (1 – 15 ngày ): 10 bao 25kg.

– Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày ): 30 bao 25kg.

– Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày ): 120 bao 25kg.

– Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán ( thường là 100 ngày)): 60 bao 25kg.

Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg, FCR chuẩn của gà thịt (nuôi thả vườn) là khoảng 3.1 đến 3.3.

4. Tỉ lệ chết và bệnh tật

Tỉ lệ chết cao, đặc biệt là vào giai đoạn sau sẽ ảnh hưởng lớn đến FCR, bởi vì những gà này đã tiêu thụ một lượng lớn thức ăn nhưng trọng lượng thường không được cộng vào khi tính FCR.

Một số bệnh đường ruột như : bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, viêm ruột do virus, hội chứng còi cọc,.. đều tác động đến hệ thống đường ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của gà và kết quả là tăng trọng giảm, FCR cao.

5. An toàn sinh học:

Việc vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt và sẽ làm cho FCR thấp.

KẾT LUẬN

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn trên gà do đó người chăn nuôi cần nắm và quản lý tốt các khâu để vừa đạt chỉ số tiêu tốn thức ăn ít đồng thời nâng cao khả năng tăng trọng.

 Phòng kỹ thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc