Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Gia cầm
[THÚ Y] Bệnh nấm diều ở gà (Phần 2) – Chẩn đoán và điều trị

Bài viết ở " Bệnh nấm diều ở gà (phần 1) - Cách mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh" đã trình bày: Bản chất tại sao nấm men Candida albicans lại gây các triệu chứng, bệnh tích cũng như hiểu được mức độ nguy hiểm của “Bệnh nấm diều” ở gà nằm ở những hậu quả phía sau chứ không phải tỷ lệ chết nhìn thấy ngay trước mắt. Trong phần 2 này sẽ trình bày những nội dung còn lại liên quan đến phương pháp chẩn đoán và cách điều trị “Bệnh nấm diều” ở gà…

I. Chẩn đoán bệnh: 

Khi thấy gà có dấu hiệu bệnh lý đầu tiên như giảm ăn, ủ rũ, ít vận động, nếu nghi gà bị nấm diều ta kiểm tra theo các bước sau:

Bước 1: Quan sát gà có các triệu chứng điển hình của “Bệnh nấm diều” ở gà như sau hay không:

 • Nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua.

 • Có tiêu chảy phân sống không?

 • Tỷ lệ chết cao hay thấp?

 • Gà có chậm lớn hay không?

Bước 2: Banh miệng gà ra quan sát kỹ xem có mảng bám màu trắng hay không.

Niêm mạc miệng có lớp mảng bám, đôi khi cũng bị loét

Bước 3: Nếu vẫn chưa chắc chắn, ta tiến hành mổ khám và quan sát xem gà có các bệnh tích điển hình của “Bệnh nấm diều” ở gà hay không:

 • Niêm mạc miệng và thực quản có loét không?

 • Niêm mạc diều có bị dày lên không? Có xuất hiện nốt mụn trắng hay một lớp màng trắng đục mỏng bám bên trong không?

Niêm mạc ở diều dày lên với những mụn hơi trắng. Đôi khi có màng giả ở diều.  

 • Trong diều chứa nước nhầy hôi chua không?

Diều chứa nhiều nước nhầy, có mùi chua. 

 • Dạ dày tuyến có sưng hoặc xuất huyết niêm mạc không? Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng không?

Dạ dày tuyến sưng hoặc xuất huyết niêm mạc. Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng.

 • Niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy không?

Lưu ý: Khi mổ khám quan sát diều, trước khi có thể quan sát ta phải rửa trôi thức ăn bám trên đó, bước này nếu làm không cẩn thận, nhẹ nhàng sẽ làm bay mất luôn lớp màng giả do nấm hình thành nên sẽ dễ dẫn đến việc chẩn đoán sai.

Bước 4: Để chắc chắn nhất hay muốn xác định chính xác chi, loài nấm gây bệnh ta có thể gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân lập và giám định đặc tính của nấm bệnh.

Bước 5: So sánh bệnh dựa vào bảng phân loại nấm gây bệnh trên gà như sau:

STT

Nhóm

Loài nấm gây bệnh

Cơ quan gây bệnh

1

Bệnh mucor

- Cảm nhiễm nấm (bào tử) tiếp hợp (trừ tên nấm thông thường dạng chuyển hình vô t

Mucor rasemosus, Rhizomucor pusillus, Absidia corymbifera, Rhizopus microbifera, R. oryzae, Mortierella wolfi

U thịt phổi, gan, thân, hạch lympho; loét dạ dày cơ, ruột; cảm nhiễm da, giác mạc, tai ngoài, não, trứng

2

Bệnh candida (candidosis) – “Bệnh nấm diều” ở gà

Candida albicans

Khoang miệng, diều

3

Bệnh Histoplasmosis

(Bệnh đầu đen)

Histoplasma capsulatum

Phổi, tổ chức lympho, hệ lưới nội mô, hệ thần kinh trung ương, cảm nhiễm toàn thân

4

Aspergillosis (Bệnh nấm phổi)

Aspergillus fumigatus, A. flavus, A. nidulans, A. niger, A. terreus

Phổi, túi khí.

 

Lưu ý: Cần phân biệt “Bệnh nấm diều” ở gà với “Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)”: gà cũng nôn ra nước liên tục nhưng không có mùi hôi thối; ngoài nôn ra nước gà còn khó thở khò khè. Còn “Bệnh nấm diều” ở gà do nấm Candida thì không thở khó.

II. Điều trị và phòng bệnh.

Điều trị “Bệnh nấm diều” ở gà không khó nhưng cái khó là tìm ra được căn nguyên của vấn đề tại sao bệnh lại bùng phát để điều trị tận gốc làm cho bệnh không tái phát nữa mới là khó.

1. Điều trị “Bệnh nấm diều” ở gà

 Bước 1: Diệt nấm trong cơ thể gà bệnh và tăng sức đề kháng cho gà.

- Cho uống CuSO4 (1gram/4 lít nước), cho uống 2 giờ/1ngày, liên tục trong 3 - 4 ngày.

- Đồng thời bổ sung thuốc giải độc gan thận pha vào nước hoặc trộn vào cám cho ăn.

- Bổ sung thêm các thuốc bổ tăng sức đề kháng như vitamin C, vitamin B, E hay các chất điện giải…

 Bước 2: Tìm nguyên nhân mấu chốt gây “Bệnh nấm diều” ở gà để xử lý.

- Nếu nhiễm nấm từ môi trường, thức ăn nước uống thì tiến hành vệ sinh chuồng trại, thay chất độn chuồng mới đã được xử lý bằng thuốc diệt nấm; xử lý nguồn nước bằng CuSO4; loại bỏ hoặc xử lý nguồn thức ăn nhiễm nấm…

-  Nếu nhiễm nấm do bệnh khác thì xử lý bệnh đó, do dùng kháng sinh lâu ngày thì dừng kháng sinh lại…

Tinh thể đồng sulfat có thể diệt được nấm

2. Phòng “Bệnh nấm diều” ở gà:

 Nấm diều chỉ xảy ra khi có các yếu tố bất lợi ảnh hưởng lên cơ thể con vật, bởi vậy nguyên tắc của việc phòng bệnh là làm sao không cho các yếu tố bất lợi đó xảy ra bằng cách như:

- Luôn đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ: chuồng trại thông thoáng; xử lý chất độn chuồng trước khi đưa vào bằng thuốc diệt nấm mốc CuSO1gram/3 lít nước; phun sát trùng định kỳ.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Nước uống, thức ăn sạch mầm bệnh, dụng cụ uống và ăn cũng luôn sạch sẽ đảm bảo tránh lây nhiễm mầm “Bệnh nấm diều” ở gà qua 2 đường này.

- Loại bỏ các yếu tố gây stress cho gà như: quá sáng, quá dày, quá nóng…

- Sử dụng kháng sinh hợp lý.

- Loại bỏ bớt những con còi cọc, ốm yếu trong đàn.

III. Kết luận: Các bước phòng và chữa bệnh như trên tuy rất dễ thực hiện nhưng thiệt hại do “Bệnh nấm diều” ở gà gây ra chính là các vấn đề kéo theo sau ca bệnh như gà hấp thu và tiêu hóa kém, chậm lớn, dễ kế phát các bệnh khác, năng suất chăn nuôi giảm… Chính vì thế mà càng phải coi trọng việc phòng bệnh cho đàn gia cầm ngay từ đầu, tránh trường hợp chủ quan, xem thường mà gây ra những thiệt hại không đáng có.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công ty TNHH Nhân Lộc