Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Tin tức -> Tin Tức Thị trường chăn nuôi
FAO: Cẩn trọng bệnh dịch tả heo châu Phi lây lan sang Việt Nam

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Triều Tiên và Đông Nam Á có thể sẽ là những địa điểm báo cáo sự bùng tiếp theo của bệnh dịch tả heo châu Phi sau sự bùng phát nhanh chóng dịch bệnh gây chết hàng loạt ở heo tại Trung Quốc.

 Ảnh Bloomberg

Trung Quốc công bố trường hợp bùng phát dịch bệnh thứ 4 vào tuần trước ở tỉnh Chiết Giang, bốn ngày sau khi nó đã được báo cáo ở tỉnh lân cận Giang Tô, và cách ổ dịch đầu tiên được phát hiện ngày 3/8 tại tỉnh Liêu Ninh khoảng 1.200 km.

"Sự phát hiện và lây lan địa lý khác nhau của các ổ dịch tại Trung Quốc đã dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh sẽ di chuyển qua biên giới với các nước láng giềng Đông Nam Á hoặc bán đảo Triều Tiên, nơi buôn bán và tiêu thụ sản phẩm thịt heo cũng rất cao", FAO cho biết hôm 28/8.

Sự bùng phát dịch bệnh tại Trung Quốc rất đáng chú ý vì quốc gia này là nơi sinh sống của hơn một nửa lượng heo của thế giới, và thịt heo là nguồn protein chính của thị trường lớn nhất thế giới này. Thịt heo cũng rất phổ biến ở bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á.

Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã tiêu huỷ 24.000 con heo tại 4 tỉnh bùng phát dịch bệnh, theo FAO.

Bên cạnh việc có khả năng giết chết mỗi con heo bị nhiễm bệnh, siêu vi khuẩn này rất dễ lây và dai dẳng. Không có vacxin nào để bảo vệ heo khỏi bị tiêu hủy một khi đã nhiễm bệnh và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt là cách để hạn chế lây lan.

FAO đang liên lạc với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc và những quốc gia láng giềng để tăng cường sự chuẩn bị nếu bệnh lây lan.

Loài virus được tìm thấy ở Trung Quốc giống với loại heo ở miền đông nước Nga bị nhiễm vào năm 2017, nhưng cho đến nay Trung tâm Thú y và Dịch tễ Trung Quốc không tìm thấy bằng chứng về nguồn gốc hoặc mối liên hệ của ổ dịch mới nhất.

"Sự vận chuyển của các sản phẩm heo có thể lây lan dịch bệnh nhanh chóng, và trong trường hợp này là dịch tả heo châu Phi. Có khả năng việc vận chuyển các sản phẩm này, chứ không phải là heo sống, đã gây ra sự lây lan virus sang các vùng khác của Trung Quốc", ông Juan Lubroth, bác sĩ thú y của FAO nhận định.

Chính quyền Trung Quốc đang thực hiện kiểm tra trên toàn quốc đối với các trang trại tư nhân và đã đề nghị bồi thường cho người chăn nuôi về bất kỳ tổn thất nào. Các biện pháp nhằm cải thiện việc ngăn chặn sau một đợt bùng phát dịch virus khác, virus gây rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo, được biết đến là bệnh tai xanh ở Trung Quốc, năm 2006 đã khiến hàng triệu con heo chết và dẫn đến giá thịt heo tăng gấp 4 lần trong năm sau

Lyly Cao - Theo Kinh tế & Tiêu dùng