Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Heo
[Thú Y] DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI - ASF

Theo Tổ chức thú y Thế giới (OIE), bệnh Dịch tả heo Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do chủng virus African swine fever virus – ASFV gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài heo, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giống heo, tỉ lệ chết cao lên đến 100%; liên tục lây nhiễm các vật chủ tự nhiên (ve thuộc chi Ornithodoros,chim, ruồi, ...), không có dấu hiệu bệnh.. Thiêu hủy heo bệnh là cách duy nhất để ngăn ngừa mầm bệnh phát tán.

Trên thế giới: Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 03/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP).

Tại Trung Quốc: Theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), ngày 1/8/2018 bệnh Dịch tả heo Châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Bệnh đã lây lan nhanh xuống các khu vực phía Nam của Trung Quốc và phía Bắc sang Mông Cổ. Từ ngày 03/8/2018 đến ngày 03/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 110 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh.

Tại  Đài Loan (Trung Quốc): Ngày 17/01/2019, đã phát hiện 01 con lợn rừng trên đảo Mẫu Đơn Giang (đảo không có người ở, đảo hoang) và đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh DTHCP. Kết quả giải trình tự gen của virus này tương đồng 100% với virus DTHCP tại Trung Quốc.

Tại Liên bang Nga: Virus ASF được phát hiện lần đầu tiên tại Liên bang Nga vào ngày 04/12/2007. Tính từ năm 2007 đến ngày 25/02/2019, tổng cộng đã có trên 1.000 ổ dịch xuất hiện tại 46 vùng của nước này, làm tổng cộng hơn 800.000 lợn chết. Theo số liệu của FAO, từ năm 2007 đến giữa năm 2012, bệnh DTLCP đã gây ra tổn thất trực tiếp và gián tiếp tại nước này khoảng 30 tỷ Rúp (tương đương 1 tỷ USD).

Tại Mông Cổ: Ổ dịch đầu tiên được báo cáo vào ngày 15/01/2019. Tính đến ngày 26/02/2019, tổng cộng đã có 10 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh.

Ngoài ra, theo thông tin chưa chính thức, các nước trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới với Việt Nam cũng đã có bệnh DTLCP nhưng chưa công bố.

Hiện nay, bệnh đã được phát hiện ở một số tỉnh thành của nước ta (2/2019).

1.     Cấu tạo của virus ASF:

ASFV là một virus DNA sợi kép, kích thước lớn (khoảng 200 nm) bao bọc bằng lipoprotein, đối xứng hai mươi mặt, sao chép trong tế bào chất của tế bào bị nhiễm. ASFV là virus duy nhất được biết đến với bộ gen DNA sợi kép được truyền bởi động vật chân đốt. Là virus có cấu tạo phức tạp.

Hình: Cấu tạo của virus ASF

2.     Đặc điểm dịch tễ:

Bệnh không thể phân biệt rõ qua triệu chứng lâm sàng và bệnh tích. Nếu nghi ngờ cần mang mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm sớm nhất có thể.

-   Lây truyền trực tiếp: virus ASF được tìm thấy trong tất cả các dịch và mô của heo nhiễm bệnh. Do đó, heo khỏe mạnh sẽ bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh; ăn phải rác có chứa thịt heo hay sản phẩm từ thịt heo nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc qua dịch tiết, phân, nước tiểu, tinh dịch, ... của heo nhiễm ASFV.

-   Lây gián tiếp: qua động vật, côn trùng như chim, ve, ruồi ... hoặc  nhân tố trung gian như quần áo, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, thức ăn , ... bị vấy nhiễm mầm bệnh.

3.     Các dấu hiệu nghi ngờ heo đang nhiễm dịch tả heo Châu Phi:

-   Sốt cao (>41oC), thở nhanh.

-   Chán ăn hoặc bỏ ăn.

-   Mệt mỏi, suy sụp, ưa nằm.

-   Ói mửa, tiêu chảy.

-   Đổ ghèn ở mắt và chảy dịch ở mũi.

-   Sung huyết đỏ ở các chân hoặc trên toàn thân.

-   Các đốm xuất huyết và hoại tử trên da.

-   Heo nái bị sẩy thai ở tất cả các giai đoạn mang thai.

Xoang mũi tiết dịch nhầy, đôi khi có máu         

Vùng trung tâm bị xuất huyết, hoại tử đen

Vùng da mỏng bị sung huyết, xuất huyết          

Vùng ngoại vi của chân bị sung huyết

(Nguồn: Bộ môn Bệnh lý Thú y, Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ)

4.     Bệnh tích:

Thời gian ủ bệnh từ 4 – 19 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3 – 4 ngày.                                                    

Heo nhiễm bệnh ASF có triệu chứng giống với bệnh Dịch tả heo cổ điển, Tai xanh chủng độc lực cao, Phó thương hàn, Đóng dấu son, Tụ huyết trùng, Hội chứng viêm da sưng thận do PCV2, bệnh Giả dại trên heo sau cai sữa,...

Bệnh tích điển hình:

-   Tim: tràn dịch, xuất huyết màng trong và ngoài tim.

(Nguồn: Bộ môn Bệnh lý Thú y, Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ)

-   Phổi: phù, xuất huyết và đông đặc một phần phổi.

(Nguồn: Bộ môn Bệnh lý Thú y, Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ)

-   Dạ dày và ruột: xuất huyết và tích tụ cục máu đông.

Xuất huyết nặng màu nâu đen trong dạ dày

Trong ruột chứa máu màu nâu đen

 

Niêm mạc ruột xuất huyết, hạch ruột xuất huyết tụ máu

(Nguồn: Bộ môn Bệnh lý Thú y, Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ)

-   Thận: phù màng bao, xuất huyết điểm ở vỏ và tủy, có vết bầm và nhồi huyết trên bề mặt thận.

Thận xuất huyết điểm đen, hoại tử

 

Vỏ thận xuất huyết điểm hình đinh ghim

(Nguồn: Bộ môn Bệnh lý Thú y, Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ)

-   Bàng quang: xuất huyết niêm mạc.

(Nguồn: Bộ môn Bệnh lý Thú y, Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ)

-   Hạch bạch huyết: sưng, xuất huyết.

(Nguồn: Bộ môn Bệnh lý Thú y, Trường Đại học Bang Iowa, Hoa Kỳ)

5.     Phòng và trị bệnh:

Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị bệnh, vaccin mới đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm. Do đó, để ngăn chặn và kiểm soát bệnh ASF thì việc thực hiện “An toàn sinh học” là quan trọng và hiệu quả nhất.

Virus ASF mẫn cảm với các chất sát trùng thông thường . Nên có thể sử dụng các hóa chất trong bảng sau với thời gian tác động phù hợp để tiêu diệt virus.

Rải vôi bột lên lối đi trong trại, ngay trước cổng chuồng/trại, nền chuồng định kì 2 lần/tuần.

Sau khi xuất hết heo, vệ sinh, sát trùng, chuẩn bị chuồng/trại để nuôi lứa mới; thời gian trống chuồng/trại ít nhất 7 ngày.

Các biện pháp phòng tránh:

-   Không nhập heo từ các nước đang xảy ra dịch bệnh.

-   Không mua và sử dụng thịt heo hay sản phẩm từ thịt heo không rõ nguồn gốc.

-   Không sử dụng thức ăn thừa của người và nhà bếp cho heo ăn.

-   Nên tăng cường các biện pháp an toàn sinh học cho các trại chăn nuôi.

-   Nên tăng cường kiểm dịch heo và các sản phẩm từ heo được nhập khẩu.

-   Nên báo ngay cho cơ quan chức năng nếu phát hiện hành vi buôn lậu hoặc cơ sở buôn bán thịt heo kém chất lượng.

Virus ASF không gây bệnh cho người, nhưng nó tác động nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội đối với việc buôn bán heo, các sản phẩm từ heo và an ninh lương thực, đặc biệt ở các quốc gia mà heo là nguồn cung cấp protein quan trọng. Vì vậy, hy vọng người chăn nuôi nắm vững các thông tin quan trọng về Bệnh Dịch tả Heo Châu Phi để biết cách chủ động phòng ngừa và xử lý khi dịch bệnh xảy ra. Hãy cùng nhau chung tay phòng chống để đẩy lùi dịch bệnh!

Phòng Kỹ thuật – Marketing – Công ty TNHH Nhân Lộc