Ngôn ngữ Viet Nam English
Sản phẩm mới
  • OVOLEAD
    CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TRỨNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
  • HCĐB
    Heo con lớn nhanh, da hồng, lông mượt, nở mông,...
  • B.COMPLEX – ...
    - Kích thích thèm ăn, trang trọng...
  • GLUCAN – C
    - Tăng cường miễn dịch, chống stress - Phòng bệnh tai...
  • ROMILK
    - Sữa bột chuyên dùng cho heo con - Thay thế...
  • Y – MOS
     Y –MOS là thành phần bổ sung thức...
  • Nutrase Xyla
      Men tiêu hóa giúp tăng năng...
  • FREE TOX
    Chất hấp thụ độc tố nấm mốc đa thành phần...
  • Manyang p
     Manyang p. là chất phụ gia thức ăn có...
  • CBN
    Hoạt chất tăng trưởng phi kháng sinh dùng cho...
  • COZYME 10X
    Men tổng hợp hỗ trợ tiêu hóa giúp...
  • CHOCOLATE ...
    Nguồn nguyên liệu kẹo đường Chocolate đặc biệt...
Nhận bản tin
Vui lòng nhập email để nhận bản tin
Kiến thức chăn nuôi -> Chăn nuôi Trâu, Bò
[CHĂN NUÔI] Can thiệp đẻ khó trên bò

Trong quá trình đẻ nếu thai khó ra thì gọi là đẻ khó. Khi đẻ khó mà xử lý không đúng thì có thể gây bệnh ở đường sinh dục và làm cho bò mẹ trở nên vô sinh, thậm chí làm chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy tích cực đề phòng và kịp thời can thiệp khi đẻ khó là một khâu rất quan trọng. Để can thiệp kịp thời, cần chẩn đoán chính xác, từ đó mới quyết định phương pháp thích hợp. Trước khi kiểm tra phải nắm toàn bộ quá trình bệnh tật, tình hình lúc mang thai, điều trị của con bò, kiểm tra toàn thân, đường sinh dục bò mẹ và tình hình thai không bình thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân

Do cơ năng tuyến sinh dục sản sinh kích thích tố hoạt động quá mạnh, thời gian mang thai kéo dài, thai quá to hay cấu tạo đường sinh dục bò mẹ hẹp, sức rặn yếu, thai yếu, thai không đúng vị trí.

Một số trường hợp và biện pháp can thiệp

+ Rặn đẻ yếu, cổ tử cung đã mở, sức rặn đẻ của bò mẹ yếu nên không thể tống thai ra ngoài được. Có thể hỗ trợ bò mẹ kéo thai ra khi con vật rặn đẻ.

+ Kích thước giữa thai và đường sinh dục không phù hợp. Thai bình thường nhưng đường sinh sản bị hẹp: bao gồm hẹp xương chậu, cổ tử cung hẹp, hẹp âm đạo và âm hộ, có khối u ở đường sinh sản hoặc  thai quá to. Bò mẹ rặn nhiều lần nhưng thai không ra được. Phương pháp chủ yếu là dùng sức để lôi ra. Thụt vào đường sinh sản 1 chất nhờn hoặc nước xà phòng ấm, sau đó dùng dây thừng hỗ trợ kéo thai ra. Nếu phần đầu ra trước ngoài việc buộc dây thừng vào 2 chân trước, người đỡ chính cần phải cho ngón tay cái vào miệng thai, qua đường mép dùng ngón tay trỏ kẹp chặt lấy hàm dưới để cùng lôi đầu ra. Nếu thai ra bằng phần sau, buộc dây thừng vào 2 chân sau kéo ra. Nếu không lôi ra được thì phải quyết định cắt thai hoặc mổ bụng lấy thai.

+ Thai sinh đôi: Nếu có một tư thế thai bình thường và một tư thế thai không bình thường, xoay thai lại vị trí bình thường. Nếu 2 thai cùng lọt vào cửa xương chậu một lúc với độ sâu khác nhau nên bị kẹt và gây ra khó đẻ. Cần xác định phân biệt rõ từng thai (đẻ sinh đôi thông thường thì một thai đầu ra trước, một thai hai chân sau ra trước, nên khi kiểm tra sẽ có 1 đầu và 4 chân), đẩy lùi một thai ra khỏi xương chậu, sau đó lôi từng thai ra.

+ Tư thể của thai không bình thường: Phía đầu ra trước: đầu cổ ngoẹo về một bên, đầu gập xuống dưới, đầu ngửa ra sau, đầu gối ra trước, vai ra trước. Phía sau ra trước: khoeo ra trước, mông ra trước. Cần đưa thai về vị trí bình thường, có thể hỗ trợ hoặc không hỗ trợ kéo thai ra.

+ Vị trí thai không bình thường: Đầu ra trước, thai nằm nghiêng; đuôi ra trước thai nằm ngửa hoặc nghiêng. Cần đưa thai về vị trí bình thường sau đó kéo nhẹ thai ra theo cơn rặn của bò mẹ

+ Hướng thai không bình thường: Bụng ra trước, thai thẳng đứng, lưng ra trước; thai nằm ngang, bụng ra trước. Đưa thai về tư thế bình thường và kéo thai ra.

Những vấn đề cần chú ý

+ Can thiệp sớm và kịp thời khi đẻ khó là rất quan trọng. Nếu can thiệp chậm để thai lọt vào hố chậu, thành tử cung bọc chặt lấy thai, nước thai chảy hết, đường sinh dục đã thủy thủng thì dễ gây trở ngại cho việc đẩy thai vào, xoay thai và kéo thai ra.

+ Người đỡ đẻ chính phải bình tĩnh, khéo léo và kiên nhẫn vì thao tác phải chính xác. Người đỡ đẻ nên có sẵn người giúp việc để thay khi mệt và hỗ trợ trong quá trình đỡ đẻ.

+ Trong khi đẩy lùi thai, xoay nắn và lôi thai ra, nếu nước thai đã thoát hết, đường sinh dục bị khô thì phải thụt vào âm dạo và tử cung vài lít nước xà phòng ấm đã tiệt trùng để bôi trơn đường sinh dục.

+ Bất cứ bộ phận nào của thai ở tư thế không bình thường đều phải xoay nắn lại cho đúng vị trí trước khi lôi thai ra. Xoay thai, lôi thai ra theo cơn rặn của bò mẹ.

+ Ưu tiên việc cứu cả mẹ và thai, nếu các biện pháp xoay thai và kéo thai không hiệu quả, thì tùy vào thai còn sống hay đã chết, cắt thai và mổ bụng lấy thai là biện pháp cuối cùng.

Phòng Kỹ Thuật - Marketing - Công Ty TNHH NHÂN LỘC